Tượng Quan Âm Cao 1,4 Mét

Hotline:
0332.633.994
    Tượng Quan Âm Cao 1,4 Mét
    (78 đánh giá)
  • 512
  • 0
  • Giá: Liện hệ
  • - Tượng Phật Quan Âm đứng cao 1,4 mét

    - Chất liệu: xi măng / composite

    - Tượng sơn vẽ dát vàng

  • Chi tiết sản phẩm
  • Bình luận

     Theo kinh điển phật giáo thì có rất nhiều các vị Bồ Tát, nhưng có lẽ Phật Quan Âm là vị Bồ Tát được biết đến nhiều nhất. Quán Thế Âm Bồ Tát là một hình tượng gần gũi với tất cả các tín đồ Phật Giáo. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi và cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh. Vì thế mà chúng sinh đang khổ đau thường quay hướng về Ngài để được chở che, dẫn dắt.

 

     Người đời coi lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát như tình mẹ thương con vô bến, vô bờ, cho nên kính ngưỡng Ngài thông qua hình tượng một người phụ nữ và thường gọi Ngài là: ”Phật Bà Quan Âm“.

 

Truyền Thuyết Về Phật Quan Âm Bắt Nguồn Từ Đâu?


     Phật Bà Quan Âm xuất hiện dưới nhiều hình dáng để cứu độ chúng sanh, đặc biệt là trong những nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không có con cũng thường cầu Phật Bà Quan Âm.

 

     Quan Âm cũng thường được nói đến bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm hai mươi lăm với tên Phổ môn, những công hạnh của Bồ Tát trình bày cụ thể và tán thán. Tại TQ và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

 

     Trong lịch sử, văn học bác học (ví dụ tác phẩm Tây Du Ký của Trung Hoa), văn học nhân gian, hay trong kinh sách nhà  Phật Thì Phật Bà Quan Âm được xem là vị Bồ Tát có sức mạnh nhất, chỉ sau Phật Tổ.

 

     Vấn đề này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát phổ độ chúng sinh và là Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa- giác tha, ý là giúp đỡ và giác ngộ người khác – vì thế có thể Phật giáo Đại thừa đã đưa người lên tầm quan trọng như vậy, không giống với Phật giáo Tiểu thừa.

 

     Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Ở từng ngôi chùa, thường thì ở giữa là tượng đức Phật Tổ, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát nằm 2 bên, nhưng phía ngoài khuôn viên chùa đa phần đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hay ít thấy hơn tượng của những vị Phật hay Bồ Tát khác.

 

     Danh xưng Phật Bà Quan Âm có nguồn gốc từ truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những ai tu hành đạt đến đỉnh cao, thì ngũ giác của họ có thể sử dụng chung được. Tức là họ có thể sử dụng tai để “nhìn” thấy hình ảnh, sử dụng mắt để “nghe” được tiếng động, lưỡi có thể ngửi được,….

 

     Theo lòng tin này, thì danh xưng Phật Quan Âm có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn thấy được những khổ đau, cơ cực trong bến mê của con người và sẵn sàng đứng lên giúp đỡ hay nói pháp lúc cần.

 

 

Ý Nghĩa Tượng Phật Quan Âm trong văn hóa dân gian


     Theo quan điểm phong thủy thì hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát  người có tâm địa lương thiện, yêu thương tất cả nhân loại, không chấp nhận mọi người đối xử với mình ra sao, không để tâm, không oán thù, luôn vị tha, bao dung cho tất cả tội lỗi, luôn lắng nghe, chia sẻ nỗi khổ đau cho nhân loại. Vì vậy, Tượng Phật Quan Âm luôn là biểu tượng của sự bình an, lòng thánh thiên, bác ái, hướng phật, đem tới sự may mắn cho gia chủ.

 

Ý Nghĩa Phật Quan Âm Và Hoa Sen


     Phật Quan Âm được thể hiện dưới nhiều hình dáng không giống nhau, tuy nhiên rộng rãi nhất có lẽ là Phật Quan âm đứng hoặc ngồi trên đài sen, tay trái cầm bình cam lộ, tay phải cầm cành dương liễu.

 

     Trước khi trở thành Phật, người sống trong nhung lụa, có thể nói là nhiễm bụi bẩn của cuộc đời cũng như mầm sen còn ở trong bùn đất tăm tối. Đến khi Ngài xuất gia tu thành chính quả nghĩa là hoa sen đã vươn mình nở rộ khỏi bùn đất.

 

     Hoa sen còn tượng trưng cho sự bình đẳng, qua ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo cũng gửi gắm một thông điệp: bất cứ ai cũng có thể thức tỉnh, tu hành để thoát khỏi ngũ dục của cuộc đời nếu có ý chí, sự quyết tâm.


     Sống trong bùn đất nhuốc nhơ nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát cho đời, hiếm có một loại hoa nào được như vậy. Đó cũng chính là những điều tượng trưng cho giáo lý Đức Phật muốn truyền đạt cho con người.

 

     Nước cam lộ của quan âm là nguồn nước xoa dịu nỗi đau của chúng sinh. Cành dương liễu biểu hiện cho sự dẻo dai, nhẫn nhục mà đức Phật vẫn luôn truyền.

 

 

Ý Nghĩa Tượng Phật Quan Âm Và Đồng Tử


     Có lúc Quan Âm ẵm trên tay 1 trẻ nhỏ, có lúc 1 đồng tử theo hầu. Người ta cũng thường vẽ hoặc tạc tượng Quan Âm ở trong mây, hay cưỡi rồng trên thác nước.

 

     Thiện Tài đồng tử là một cậu bé mồ côi phát nguyện tu hành quy y Phật pháp nhưng chưa chứng quả. Nghe tin ở Phổ Đà Sơn có Bồ Tát nên quyết chí vượt qua mấy muôn dặm đến đây để hầu ngài và xin làm đệ tử.

 

     Trước khi ưng chuẩn lời nguyện ấy, Đức Bồ Tát muốn thử tâm chí coi ra sao, bèn truyền cho sơn thần, thổ địa hóa làm ăn cướp đến vây đánh Phổ Đà Sơn. Riêng về phần Ngài thì Ngài giả dạng sợ sệt, kêu la cầu cứu và giả té xuống hố sâu. Thấy vậy Thiện Tài đồng tử chạy theo cứu thầy và nhảy luôn xuống hố. Từ đó Thiện Tài được Quan Âm nhận làm đệ tử hầu cận ngài.

 

     Đồng tử bái Quan Âm mang ý nghĩa con người cầu thầy học đạo cung kính, trang nghiêm. Đăt tượng ở nơi trang trọng mà thành kính như đồng tử kia thì ắt tâm hồn được an ổn trước nhất.

 

Tượng Phật Quan Âm Như Thế Nào Là Tốt?

     
     Theo sử sách phong thủy và lời nhân gian cho rằng hình tượng quan âm bồ tát là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, hoá hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ.

 

     Vì vậy khi thể hiện hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong phong thủy, quan trọng nhất đó chính là khuôn mặt, hình tượng quan âm tự tại, phải thể hiện được nét mặt từ bi, hiền hậu, khi nhìn vào có cảm giác dễ chịu, an lành. Để khi nhìn thấy đức Phật Quan Âm, nở nụ cười hiền hậu nhân từ, lòng ta sẽ trở nên thanh tịnh, nhẹ nhàng.

 

Ngày cúng mẹ Quan âm


     Đối với việc thờ cúng Phật bà quan âm Bồ Tát thì những ngày cúng mẹ Quan Âm được lưu ý hơn cả đối với các ngày rằm. Đó là ba ngày được gọi chung là ngày vía Quan Âm, là ngày 12/2 âm lịch, ngày 19/6 âm lịch, ngày 19/9 âm lịch. Những ngày này lần lượt là ngày sinh của quan âm, ngày quan âm xuất gia và ngày quan âm thành Phật.

 

     “Thành tâm” là yếu tố quan trọng nhất trong việc thờ cúng Phật bà quan âm Bồ Tát. Trong quá trình thờ cúng, hãy luôn giữ lòng tin, sự thành kính với Phật bà là tốt nhất.

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Mang nghệ thuật đến mọi không gian