Chuyện cổ tích về người gửi hồn trong tượng đá Chămpa

Hotline:
0332.633.994
Tin tức
Mang nghệ thuật đến mọi không gian
Chuyện cổ tích về người gửi hồn trong tượng đá Chămpa

    Chuyện cổ tích về người gửi hồn trong tượng đá Chămpa

     

         Không có khả năng nghe nói, hết thảy đam mê của anh gửi vào trong những pho tượng Chămpa chế tác từ nguyên mẫu từ những pho tượng cổ trong những khu đền tháp ở Thánh địa Mỹ Sơn. Tài ở chỗ anh chưa từng học qua một trường lớp nào về điêu khắc.

     

         Anh là Nguyễn Ngọc Xuân (SN 1965), chủ nhân căn lều chế tác và bày bán hàng lưu niệm là những pho tượng Chămpa gần ngay dưới chân Thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam).

     

     

         Trên đường về Thánh địa Mỹ Sơn, một trong hai điểm di sản văn hóa ở Quảng Nam, chúng tôi dừng chân xem một người lặng lẽ miệt mài với một pho tượng đang dần hoàn thiệt. Anh không nhận ra sự hiện diện của chúng tôi ngay mãi đến khi chúng tôi ngồi thụp xuống và xem. Chỉ với những dụng cụ hết sức thô sơ, dưới đôi bàn tay thô ráp, lấm lem bụi đá ấy, những đường nét tinh xảo dần hình thành một pho tượng Apsara, một trong những biểu tượng cả nền văn hóa Chămpa.

     

         Chúng tôi hỏi han về những pho tượng đang trưng bày trên một kệ gỗ đơn sơ phía trước lều, những pho tượng Phật uy nghiêm, những tượng voi sắc sảo, nhất là những tượng Apsara sống động như đang mải mê điệu múa ngàn năm giữa chốn kinh thành Chămpa xưa.

     

     

         Đáp lại chỉ có một nụ cười hiền lành của người thợ điêu khắc. Anh chỉ tay về phía tấm biển đặt sát mặt đường. Thì ra tác giả những pho tượng đá hết sức tinh xảo này tên Nguyễn Ngọc Xuân. Anh bị câm điếc bẩm sinh. Từ nhỏ anh đã tỏ ra có năng khiếu vẽ và tự tay điêu khắc nên những pho tượng y hệt như những pho tượng Chămpa cổ trong Thánh địa Mỹ Sơn.

     

         Câu chuyện về người thợ điêu khắc tượng Chămpa và căn lều nhỏ trên đường lên Thánh địa rõ ràng hơn khi chúng tôi tìm gặp được bà Văn Thị Liệu, mẹ anh Xuân. Ngồi bệt xuống bệ đá sát vách lều, nhìn con tạc tượng, vừa đưa tay quệt mồ hôi nhễ nhại trên trán con, bà kể: “Ngày nào nó cũng miệt mài với đá, với tượng Chăm. Có khi một ngày đã làm xong một tượng rồi. Mà có ai chỉ bày (bày vẽ) cho mô, tự nó mày mò làm đó, mà ai cũng khen tượng nó làm giống in như mấy pho tượng Chămpa cổ trên tháp, chỉ là kích cỡ nhỏ hơn nhiều vì nó làm toàn bằng thủ công chứ không có máy móc chi hết.

     

         Hồi nó còn nhỏ, nhà nghèo mà đông con, tui với ổng mới gửi nó cho nhà bà con ở gần sát khu Thánh địa. Sinh ra nó đã không nói được, nghe được ai nói chi, thành thử không tới trường học được như bạn bè bằng vai phải lứa. Nó đi chăn bò phụ cho nhà. Có đận thấy nó đi tối mịt chưa về, cà nhà tìm mãi mới hay nó ở riết trung khu đền tháp. Nó mê những pho tượng cổ ở đó lạ lùng…

     

         Tượng chỉ tới vậy thôi, rồi một ngày, đâu hồi nó mới mười mấy tuổi kia, thấy nó tự mày mò tạc tượng, toàn bằng mấy thứ đồ thủ công thô để đẽo gọt, chạm khắc. Thấy tượng nó làm ra đẹp, ai cũng tấm tắc khen. Càng lớn, nó càng mê tạc tượng nhưng ở vùng xa xôi hẻo lánh ni, cái mê đó đâu làm ra tiền của mà mưu sinh. Nó đi phụ hồ, rồi rảnh tay lại cặm cụi tạc tượng. Hết đá, nó lại đạp xe vô tận chân núi chở từng tảng về. Đường núi ghập ghềnh, đạp đâu có nổi, cả gần chục cây số, toàn là đẩy bộ thôi.

     

     

         Ba nó thương con, cũng phụ một tay đẩy đá về cho con. Tới mấy năm gần đây, du khách tới Mỹ Sơn ngày càng nhiều, có người thấy tượng nó làm ra đẹp hỏi mua. Tưởng nó không chịu vì nó coi mấy bức tượng như là kho báu, ai dè nó chịu. Rứa là ba nó dựng cho con căn lều nhỏ bên lề đường, để nó có nơi làm tượng, lại có nơi trưng bày tác phẩm bán cho người qua đường. Vài ba ngày bán được một tượng, được vài ba trăm nghìn, có khi mỏi mòn không ai mua, mà ngày mưa ngày nắng chi nó cũng làm.

     

    Thôi rứa vợ chồng tôi cũng yên, nó có cái tài trời cho, lại dựng lều làm tượng ngay gần nhà, tôi còn ra vô dòm chừng trò chuyện với khách dùm con. Có khi khách hỏi thăm mà đâu có mua, nhưng thấy người ta thích tượng nó làm ra là nó vui rồi”.